Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn
Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Danh mục sản phẩm

') no-repeat center center;background-size: cover;background-color: rgba(0, 0, 0, .5);height: 200px">

Phân biệt Ups online và Ups offline

I. UPS là gì?
UPS (Uninterruptible Power Supply) là một thiết bị có thể cung cấp tạm thời điện năng nhằm duy trì sự hoạt động của thiết bị sử dụng điện lưới gặp sự cố (mất điện, sụt giảm điện áp quá thấp, sự cố khác…) trong một khoảng thời gian với công suất giới hạn theo khả năng của nó.

UPS có 2 loại cơ bản : ONLINE và OFFLINE

UPS OFFLINE:

Được sử dụng nhiều nhất hiện nay có lẽ là các loại UPS offline bởi giá thành của chúng rẻ hơn nhiều so với các loại UPS cùng loại. Nếu bạn đang sử dụng một chiếc UPS thì nhiều khả năng thuộc loại này, có phải rằng tôi đã chủ quan khi nói điều đó? bởi vì tôi biết rằng người đọc blog ở Việt Nam (thông qua sự thống kê của geovisit mà tôi đang dùng trên blog) thường chưa hiểu rõ về các UPS và các loại của chúng nên lựa chọn theo cảm tính và giá rẻ là phần nhiều.

Nguyên tắc hoạt động của UPS OFFLINE:
– Ở trạng thái lưới điện ổn định thì nguồn tiêu thụ sử dụng điện trực tiếp của lưới điện.
– UPS lúc này chỉ sử dụng một bộ nạp (charger) để nạp điện một cách tự động cho ắc quy mà thôi.
– Khi điện áp lưới điện không đảm bảo (quá cao, quá thấp) hoặc mất điện thì lúc này mạch điện chuyển sang dùng điện cung cấp ra từ ắc quy và bộ inverter..

 

Nhược điểm: Thời gian chuyển mạch từ khi sự cố điện lưới cho đến khi nguồn pin cung cấp cho thiết bị tiêu thụ. Hiểu một cách đơn giản thế này: Công tắc ngắt điện khỏi nguồn lưới để chuyển sang dùng điện từ pin phải đảm bảo khi ngắt hoàn toàn ra khỏi lưới điện mới được phép cung cấp điện từ bộ inverter (trên thực tế thì các UPS này có đến hai “công tắc chuyển mạch” kiểu như trên dược điều khiển cùng lúc – trong kỹ thuật thường gọi là “rơ le”) bởi nếu không dòng điện cung cấp từ pin sẽ phải cấp cho cả lưới điện địa phương – và cũng như máy phát điện, hệ thống sẽ hư hỏng vì quá tải

UPS ONLINE:

 
Nguồn điện lưới lúc này không cung cấp điện trực tiếp cho các thiết bị, mà chúng được biến đổi thành dòng điện một chiều tương ứng với điện áp của ắc quy. Ở đây trong mạch đã thể hiện sự cung cấp điện từ ắc quy và chính từ lưới điện đến bộ inverter để biến đổi thành điện áp đầu ra phù hợp với thiết bị sử dụng. Như vậy, có thể thấy rằng trong bất kỳ sự cố nào về lưới điện thì UPS online cũng có thể cung cấp điện cho thiết bị sử dụng mà không có một thời gian trễ nào. Điều này làm cho thiết bị sử dụng rất an toàn, và ổn định. UPS online sẽ luôn luôn ổn định điện áp đầu ra bởi cũng theo mạch thì điện áp đầu vào lúc này được biến đổi xuống mức điện áp ắc quy và chúng có công dụng như một ắc quy có dung lượng lớn vô cùng (nếu không bị sự cố lưới điện), mạch inverter [3] sẽ đóng vai trò một bộ ổn định điện áp. Vì vậy chỉ với các loại UPS online mới có công dụng ổn áp một cách triệt để.

 

Các tính năng khác của UPS:

Chống sét cho đường dây điện thoại hoặc đường Internet.
Giúp người sử dụng có thể an toàn hơn hoặc quản lý điện năng tốt hơn với máy tính.
Cổng giao tiếp với máy tính
Đèn LED hiển thị, âm báo, đèn LCD….

B. Các thông số kỹ thuật cần chú ý khi mua UPS:

1. Loại tải sử dụng cần đến UPS cấp nguồn
VD: máy vi tính, máy chủ, thiết bị y tế….
2. Điện áp hiện tại của khách hàng ?
VD: điện áp 1 pha? 3 pha? 1 chiều? xoay chiều?
3. Công suất tải là bao nhiêu? công suất của tải hoặc tổng công suất của các tải là bao nhiêu?
4. Công suất của bộ tích điện cần thiết cấp cho tải ,đơn vị là VA hay Watt.( công suất này phải lớn hơn hoặc bằng tổng công suất của tải)
5. Sau khi mất điện lưới, thời gian lưu điện của bộ lưu điện cần thiết cấp cho tải.
Thông thường các thiết bị UPS ( ắc quy trong) có thời gian lưu điện đầy tải là: 5 -10′. Nếu quý khách muốn tăng thời gian lưu điện lên, quý khách có thể yêu cầu nhà cung cấp thiết kế thêm ắc phụ trợ.
6. Khoảng không gian hiện tại ?
Không gian để đặt UPS, nếu là UPS nhỏ thì không nhiều, nhưng nếu là những UPS có công suất lớn thì cần tính toán vị trí đặt UPS, cách âm….
7. Có máy phát điện hay không ?
Bạn cần xác định có kết hợp cùng máy phát điện không. VD: khi mất điện lưới, UPS sẽ cung cấp điện cho các thiết bị tải trong 1 khoảng thời gian nhất định. Nếu như bạn kết hợp cùng máy phát điện thì sau khi mất điện, UPS sẽ cung cấp điện cho các thiết bị, đồng thời máy phát điện được khởi động để cung cấp điện cho các thiết bị qua UPS. Ưu điểm của sự kết hợp này là thời gian lưu điện của UPS không cần nhiều. Và nếu mất điện thời gian dài chúng ta vẫn có thể cấp điện cho các thiết bị bình thường.
8. Có yêu cầu chạy dự phòng không ?
Đối với các thiết bị tải quan trọng ( vd: thiết bị y tế), chúng ta cần có các thiết bị chạy dự phòng

Tags:,

Chia Sẻ :

Mạng Xã Hội

0913528866